Hệ thống OBD trên  là gì? Tiêu chuẩn và ứng dụng của nó

Hệ thống OBD trên là gì? Tiêu chuẩn và ứng dụng của nó

OBD là hệ thống ra đời từ lâu, và cho tới nay, OBD dường như là một cụm từ quen thuộc đối với tất cả các kỹ thuật viên sửa chữa ô tô hiện đại. Tuy nhiên,

OBD là hệ thống ra đời từ lâu, và cho tới nay, OBD dường như là một cụm từ quen thuộc đối với tất cả các kỹ thuật viên sửa chữa ô tô hiện đại. Tuy nhiên, cũng chính vì sự thông dụng đó mà khiến cho các kỹ thuật viên quên mất đi bản chất thực và ý nghĩa của việc ra đời của cổng OBD. Sau đây, các bạn hãy cùng VATC ôn lại kiến thức về công OBD trên xe ô tô.

Ra đời từ những năm cuối thập niên 70, đầu thập niên 80 của thế kỷ trước. Hệ thống OBD ban đầu được sử dụng để kiểm tra, chẩn đoán tính năng và sự vận hành của động cơ. Bằng chứng cho thấy, tới ngày nay vẫn còn nhiều tài liệu hoặc các giáo trình đào tạo tại các trường dạy nghề sửa chữa ô tô vẫn thường căn cứ vào tính năng này để dịch nghĩa của OBD là“Hệ thống chuẩn đoán lỗi trên động cơ”.

OBD là chữ cái được viết tắt bởi cụm từ “On – Board Diagnostics”. Có thể được dịch là “Hệ thống chẩn đoán lỗi trên động cơ”, “Hệ thống chẩn đoán lỗi trên xe” hoặc “Hệ thống kiểm soát khí thải”… Có nhiều người vẫn nhầm lẫn giữa từ “Chuẩn đoán và chẩn đoán” – chúng được đọc chính xác là “Hệ thống chẩn đoán lỗi trên xe”.

Khái niệm

OBD (On – Board Diagnostics), hay còn gọi là hệ thống chẩn đoán lỗi OBD, được trang bị trên ô tô để theo dõi và điều chỉnh một số hoạt động của phương tiện. Hệ thống này thu thập thông tin từ mạng lưới các cảm biến gắn cố định quanh xe, phát hiện lỗi hư hỏng và cảnh báo tới người lái nhằm kịp thời đưa ra phương án xử lý.

Một trong những lý do lớn nhất khiến các nhà sản xuất phát triển hệ thống OBD là để kiểm soát lượng khí thải xe cộ. Vào năm 1966, nhằm đối phó với tình trạng sương mù tại Mỹ, bang California đã đặt ra định mức khí thải cho tất cả các xe ô tô mới sản xuất. Sau đó, sắc lệnh này được Chính phủ liên bang áp dụng trên toàn quốc. Năm 1970, Quốc hội Mỹ thành lập Cục bảo vệ môi trường EPA, đồng thời phê duyệt một loạt các quy định khí thải cho phép trên xe cộ.

Để đáp ứng các tiêu chuẩn khí thải ngày càng khắt khe, nhiều nhà sản xuất đã bắt đầu ứng dụng bộ điều khiển điện tử ECU, đồng thời cho ra đời hệ thống OBD thay thế cho việc chẩn đoán lỗi bằng đèn chớp trên các dòng xe đời cũ. Chính thức được ứng dụng vào năm 1980, hệ thống chẩn đoán này rất được ưa chuộng vì mang lại nhiều lợi ích thiết thực trong việc kiểm tra, giám sát hoạt động của xe như:

 - Giám sát hành vi của người lái xe

Một số công ty bảo hiểm ô tô đã hỗ trợ giảm phí bảo hiểm cho người lái nếu họ sử dụng trình ghi dữ liệu của hệ thống OBD để chứng minh bản thân tuân thủ nghiêm túc các quy tắc lái xe an toàn.

 - Kiểm tra mức khí thải

Tại Mỹ, hệ thống OBD II được sử dụng rất phổ biến để kiểm tra lượng khí thải của các phương tiện giao thông. Các thanh tra viên dùng máy quét chuyên dụng để trích xuất dữ liệu của xe nhằm xác định xem chủ xe có tuân thủ đúng các quy định khí thải hay không.

 - Theo dõi các chỉ số không hiển thị

Những người lái xe chuyên nghiệp thường sử dụng hệ thống OBD để theo dõi các chỉ số không được hiển thị trên phương tiện, mà chỉ có trên cài đặt tùy chỉnh hoặc điện thoại của người lái.

 - Giám sát đội xe

Các công ty xe vận tải thường dùng hệ thống chẩn đoán lỗi OBD II để theo dõi vị trí phương tiện, giám sát hiệu suất nhiên liệu, hành vi của người điều khiển và chẩn đoán lỗi từ xa…

OBD I là gì?

OBD I được sử dụng đầu tiên vào năm 1980 với mục đích chẩn đoán lỗi cho các dòng xe khác nhau. Bất cập của hệ thống OBD I này là chưa có sự đồng nhất. Mỗi hãng xe lại phát triển cho riêng mình một loại tiêu chuẩn về khí thải, do đó, OBD I bị phụ thuộc rất nhiều vào vấn đề này.

OBD  hiện chỉ được sử dụng để đọc mã lỗi trên những dòng xe đời cũ, ví dụ như Toyota Zace, Mazda Premacy, Daewoo Lanos, Kia Carnival…

Tuy còn nhiều bất cập, những chúng ta không thể phủ nhận những đóng góp lớn lao OBD I mang lại trong việc sửa chữa xe. Tính hệ thống cơ bản của hệ thống OBD I giúp cho việc chẩn đoán của các kỹ thuật viên có độ chính xác cao hơn và tiết kiệm được nhiều thời gian hơn.

Hệ thống OBD I đặt nền tảng cho sự ra đời của OBD II với sự cải tiến hơn, không còn những bất cập về giắc kết nối, chuẩn giao tiếp cũng như quy định bảng mã lỗi. Sau đây chúng ta sẽ đi tìm hiểu chi tiết về hệ thống chuẩn đoán lỗi OBD II.

OBD II là gì?

Đầu những năm 1990, Hiệp hội kỹ sư ô tô (SAE) và Tổ chức tiêu chuẩn quốc tế (ISO) đã ban hành một bộ tiêu chuẩn mô tả việc trao đổi thông tin kỹ thuật số giữa ECU và một công cụ quét chẩn đoán. Tất cả các phương tiện tuân thủ OBD II được yêu cầu sử dụng đầu nối chẩn đoán tiêu chuẩn (SAE J1962) và liên lạc qua một trong các giao thức truyền thông chuẩn OBD II.

OBD II là một hệ thống máy tính chẩn đoán lỗi động cơ được tích hợp trên tất cả các xe ô tô từ năm 1996 (Mỹ) và 2001 (Châu Âu và Nhật Bản). Cũng giống như hệ thống OBD I, bộ phận ECU nhận tính hiệu từ các cảm biến đầu vào, xử lý thông tin và đưa ra các chỉ báo thông qua đèn cảnh báo trên bảng điều khiển ô tô. Hệ thống OBD II giám sát hoạt động của những bộ phận quan trọng trên động cơ, kể cả việc điều khiển lượng khí xả độc hại của xe.

Ra đời vào cuối những năm 90 của thế kỷ XX, hệ thống OBD II được ví như một đại sứ bảo vệ môi trường của ngành công nghiệp ô tô trên thế giới. 

Không có điểm gì khác về cấu tạo, hệ thống OBD II cũng có ECU, chỉ khác là nó có thể có nhiều hơn một bộ điều khiển trung tâm, cổng chẩn đoán DLC, đèn chất đoán MIL, và hệ thống dây dẫn. Các thiết bị chẩn đoán mã lỗi sẽ được cắm vào cổng DLC để kết nối với ECU thông qua các đường giao tiếp. Từ đó truy cập được và hệ thống dữ liệu, kỹ thuật viên sẽ biết chính xác chiếc xe đang gặp các vấn đề như thế nào thông qua các mã lỗi.

Liệu bạn có quan tâm xe ô tô của bạn thường gặp phải những mã lỗi nào không? Và sâu xa hơn, những lỗi đó sinh ra từ nguyên nhân nào? Tất cả sẽ có phần 2 của bài viết này nhé!

Cổng OBD II ngoài chức năng để các thiết bị chuyên dụng truy cập vào trung tâm dữ liệu, nó còn có khả năng trở thành nguồn kết nối các phụ kiện xe ô tô khác. Nhiều người đặt câu hỏi, việc tận dụng chức năng phụ này của cổng OBD II có làm ảnh hưởng tiêu cực đến xe ô tô của mình hay không? Câu trả lời lời là không, vì những phụ kiện này chỉ đơn thuần nhận dữ liệu được truyền từ cổng OBD II ra và điều này hoàn toàn không ảnh hưởng đến sự vận hành an toàn của chiếc xe.

Nguyên lý hoạt động

Việc tìm hiểu hệ thống OBD là gì và cấu tạo chi tiết được xem như bước khởi đầu để hiểu hơn về nhiệm vụ và nguyên lý hoạt động của nó. Hệ thống OBD trên ô tô có nhiệm vụ giám sát hiệu suất của bộ phận đánh lửa, hiệu suất động cơ, hoạt động truyền động và hoạt động của hệ thống khí thải. 

Mạng lưới cảm biến gửi thông tin về tình trạng hoạt động của các bộ phận trên xe tới bộ điều khiển trung tâm ECU. Dựa trên các thông tin thu được, ECU tiến hành giải mã các tín hiệu này nhằm xác định xem các bộ phận có hoạt động bình thường hay không.

Nếu xảy ra sự cố, đèn báo lỗi tương ứng sẽ phát sáng để cảnh báo người điều khiển phương tiện. Hệ thống OBD cũng đồng thời lưu lại mã lỗi DTC. Khi nhân viên kỹ thuật kết nối máy quét với cổng kết nối DLC, hệ thống OBD ngay lập tức trích xuất các dữ liệu, thông tin về mã lỗi nhằm hỗ trợ nhân viên trong quá trình chẩn đoán và xử lý sự cố.

Nhờ có hệ thống OBD, việc phát hiện và xử lý các lỗi trên ô tô trở nên dễ dàng và nhanh chóng hơn. Nhằm hạn chế xảy ra hư hỏng không đáng có, người lái xe nên thường xuyên kiểm tra đèn báo lỗi cũng như bảo dưỡng định kỳ tại các trung tâm uy tín.

Lorem ipsum dolor sit amet, consectetur adipiscing elit. Suspendisse varius enim in eros elementum tristique. Duis cursus, mi quis viverra ornare, eros dolor interdum nulla, ut commodo diam libero vitae erat. Aenean faucibus nibh et justo cursus id rutrum lorem imperdiet. Nunc ut sem vitae risus tristique posuere.

Win a Raspberry Pi!

Answer 5 questions for your chance to win!
Question 1

What color is the sky?

Tìm kiếm bằng danh mục

Chọn danh mục