Hiện trạng và xu hướng phát triển năng lượng tái tạo trên thế giới
Ngày nay, ngành năng lượng chiếm ba phần tư tổng lượng khí thải nhà kính. Thay đổi cách chúng ta sử dụng năng lượng là chìa khóa để chống lại biến đổi khí
Hiện trạng đầu tư, phát triển năng lượng tái tạo trên thế giới
Theo các kịch bản dự báo, điện năng sẽ trở thành nguồn năng lượng chính vào nằm 2050, trong đó 86% nguồn cung điện sẽ được sản xuất từ năng lượng tái tạo (NLTT). Trong bức tranh toàn cầu về đầu tư, phát triển NLTT giai đoạn 2022-2023, 130 quốc gia đã cam kết tăng gấp ba công suất NLTT vào năm 2030.
Hiện trạng và xu hướng công nghệ năng lượng tái tạo trên thế giới
Việc phát triển năng lượng tái tạo đang có những chuyển đổi mạnh mẽ do một số các yếu tố sau đây:
- Được thúc đẩy từ những tiến bộ khoa học công nghệ, định hình tương lai, do đó giải quyết về các thách thức hiện có như tính không liên tục, độ tin cậy và mức độ tích hợp lưới điện.
- Nhu cầu cấp thiết phải chuyển đổi sang các nguồn năng lượng sạch hơn và bền vững hơn.
- Các dự án NLTT đã hiệu quả, tiết kiệm hơn và có khả năng mở rộng/kết hợp quy mô linh hoạt.
- Đột phát về lưu trữ năng lượng và tích hợp lưới điện thông minh.
Các nguồn năng lượng gió và mặt trời tiếp tục phát triển mạch mẽ nhờ công nghệ, đặc biệt là điện gió ngoài khơi. Cùng với đó, các mô hình Power to X-Y cũng đã có thiết kế hiệu quả, điều này sẽ giúp NLTT đi vào ngõ ngách của tất cả các ngành.
Vai trò của chính sách trong phát triển NLTT toàn cầu
Các quốc đã trên thế giới đã đặt mục tiêu và cam kết về chuyển dịch năng lượng và hát triển bền vững qua những cam kết quốc tế như: National Determined Contribution – NDC (Đóng góp do quốc gia tự quyết định), COP25-28,... Ngoài ra, một số chính sách nổi bật có thể nhắc đến như chính sách khuyến khích (FIT hoặc FIP); Cơ chế Net metering: nhằm bù trừ điện năng sử dụng công tơ đo đếm điện hai chiều; Các chứng chỉ về NLTT (RECs, iRECs), chứng chỉ giao dịch xanh,...
Trước những thách thức về hạ tầng lưới điện, các chính phủ cũng có các phản ứng nhanh để thúc đẩy các nguồn năng lượng tái tạo.
Tuy nhiên, hiện nay đã xuất hiện các hình thức đấu thầu trong lĩnh vực năng lượng tái tạo, điều này xuất phát từ một số lý do có thể liệt kê như sau:
Sự thành công của phát triển NLTT thông qua các cơ chế giá ưu đãi (FIT):
- Sự đóng góp quan trọng của NLTT đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia
- NLTT phát triển quá nhanh do ưu đãi cũng xuất hiện những hạn chế nhất định cần kiểm soát tốt hơn và bền vững hơn
Sự cạnh tranh của NLTT đã tăng lên đáng kể
- Chi phí đầu tư, thiết bị, công nghệ đã cạnh tranh và thậm trí thấp hơn năng lượng truyền thống
- Công nghệ đa dạng và hiệu suất ngày càng cao
Yêu cầu phát trển bền vững đặt ra hàng đầu
- Do yếu tố địa chính trị và chiến tranh
- Khó khăn về khan hiếm nhiên liệu hóa thạch
- Mục tiêu bảo vệ môi trường, tăng trưởng xanh, trung hòa CO2, thu hút các nhà đầu tư.
Đảm bảo cạnh tranh lành mạnh, công bằng, minh bạch
- Giảm thiểu rủi ro cho tất cả các đối tượng: Chính phủ, nhà đầu tư, khách hàng,... Tất cả các vấn đề đều được các bên kiểm soát và chủ động đưa ra quyết định
- Giảm gánh nặng trợ giá, hỗ trợ Chính phủ như cơ chế giá FIT
Tổng kết chính sách triển NLTT trên thế giới
Thế giới đang có xu hướng chuyển đổi sang các cơ chế bền vững hơn như đấu thầu, đấu giá hay mua bán điện trực tiếp và cạnh tranh trên thị trường. Trong đó, mục tiêu và chính sách của mỗi quốc gia, cùng với khuôn khổ pháp lý và đặc biệt là điều kiện thực tế sẽ dẫn đến quyết định lộ trình, các cơ chế và mô hình chuyển đổi. Các mô hình chuyển đổi cơ chế phát triển NLTT thông thường sẽ có ba dạng:
- Mô hình “Chồng lấn - Overlap”
- Mô hình “Bước đệm – Stepping Stone”
- Mô hình “Không chuyển tiếp – No Transition”
Để thu hút được các nhà đầu tư chuyên nghiệp và chất lượng đòi hỏi chúng ta cần có các điều kiện về khung pháp lý rõ ràng, đầy đủ và vững mạnh. Cùng với đó cũng cần đảm bảo thông tin trong quá trình thực hiện đến các bên liên quan phải đầy đủ, trung thực, rõ ràng, minh bạch.