
Bảo mật nhúng trong kỷ nguyên IoT: Cách bảo vệ thiết bị của bạn
Doanh nghiệp trong mọi lĩnh vực, từ sản xuất đến bán lẻ, từ công nghiệp ô tô đếny tế đều đang ứng dụng các thiết bị IoT để khai thác dữ liệu, ra quyết địn
Doanh nghiệp trong mọi lĩnh vực, từ sản xuất đến bán lẻ, từ công nghiệp ô tô đến y tế đều đang ứng dụng các thiết bị IoT để khai thác dữ liệu, ra quyết định nhằm tiết kiệm chi phí, đảm bảo an toàn và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp.Tuy nhiên, mọi sự phát triển về mặt công nghệ đều đi kèm với rủi ro an toàn thông tin. Đây chính là mối lo hàng đầu của doanh nghiệp. Theo một báo cáo năm 2016 về Internet of Things, 30% doanh nghiệp được khảo sát thừa nhận đang thay đổi hoặc thu hẹp phạm vi dự án Internet of Things (IoT) nhằm giảm thiểu rủi ro mạng.Mặc dù thận trọng với rủi ro mạng là cần thiết, song các doanh nghiệp hoàn toàn có thể hạn chế tối đa rủi ro từ IoT và khai thác triệt để lợi ích của công nghệ này.
Trong bối cảnh vô số các cuộc tấn công mạng xảy ra trên ứng dụng IoT, lo ngại của doanh nghiệp là hoàn toàn dễ hiểu. Theo một kết quả khảo sát, trên 50% lãnh đạo doanh nghiệp thừa nhận quan ngại nhiều hơn về rủi ro mạng trong những năm gần đây. Tuy vậy, các nhà quản lý cũng cần hiểu rằng ứng dụng IoT ở cấp độ doanh nghiệp đều được thiết kế theo tiêu chuẩn các nghị định về an ninh mạng. Thêm vào đó, các cuộc tấn công mạng gần đây chủ yếu rơi vào các sản phẩm tiêu dùng như thiết bị theo dõi trẻ em hay khóa điện tử thay vì các hệ thống được quản lý và bảo mật toàn diện như tại các doanh nghiệp. Việc hợp tác với các nhà cung cấp IoT sẽ giúp doanh nghiệp hiểu hơn về cách thức triển khai và quản lý hệ thống, qua đó tự tin hơn với quyết định của mình.
Tổng quan
IoT là mạng lưới các thiết bị vật lý được kết nối internet, thu thập và chia sẻ dữ liệu. Từ thiết bị gia dụng thông minh đến hệ thống công nghiệp phức tạp, IoT đang thay đổi cách chúng ta tương tác với thế giới xung quanh.
Tầm quan trọng của bảo mật IoT:
-Bảo vệ quyền riêng tư cá nhân
-Đảm bảo an toàn cho cơ sở hạ tầng quan trọng
-Duy trì tính toàn vẹn của dữ liệu
-Ngăn chặn các cuộc tấn công mạng quy mô lớn
Các thách thức
Đa dạng và Phức tạp của Hệ sinh thái:
-Nhiều loại thiết bị với các tiêu chuẩn và giao thức khác nhau
-Khó khăn trong việc quản lý và cập nhật bảo mật
Giới hạn Tài nguyên:
-Nhiều thiết bị IoT có CPU, bộ nhớ và nguồn điện hạn chế
-Khó triển khai các giải pháp bảo mật phức tạp
Kết nối Không dây:
-Dễ bị tấn công man-in-the-middle và eavesdropping
-Cần mã hóa mạnh mẽ cho truyền thông không dây
Cập nhật và Bảo trì:
-Khó khăn trong việc cập nhật firmware và phần mềm cho số lượng lớn thiết bị
-Nhiều thiết bị không được thiết kế với khả năng cập nhật từ xa
Xác thực và Ủy quyền:
-Thách thức trong việc quản lý danh tính và quyền truy cập cho hàng tỷ thiết bị
-Cần cơ chế xác thực mạnh mẽ nhưng hiệu quả
Hậu quả khi bị tấn công
Mất kiểm soát và điều khiển:
Khi một thiết bị IoT bị tấn công hoặc xâm nhập trái phép, điều quan trọng nhất là người dùng hoặc doanh nghiệp sẽ mất quyền kiểm soát và điều khiển thiết bị đó.
Điều này có thể dẫn đến việc kẻ tấn công sử dụng thiết bị để thực hiện các hoạt động trái pháp luật hoặc gian lận thông tin cá nhân.
Ví dụ, trong trường hợp một thiết bị IoT như camera an ninh bị tấn công, kẻ xâm nhập có thể xem các hình ảnh hoặc video từ camera mà không được phép, gây nguy hiểm cho sự riêng tư và an toàn của gia đình hoặc doanh nghiệp,
Đánh cắp thông tin cá nhân:
Một trong những hậu quả nghiêm trọng khi thiết bị IoT bị tấn công là đánh cắp thông tin cá nhân của người dùng hoặc khách hàng.
Thiết bị IoT thường chứa nhiều thông tin quan trọng như tên, địa chỉ, số điện thoại, thậm chí thông tin tài khoản ngân hàng.
Khi kẻ xâm nhập có được quyền truy cập vào các thông tin này, họ có thể sử dụng để gian lận, theo dõi hoặc tiến hành các hoạt động lừa đảo.
Điều này có thể gây tổn thương không chỉ cho người dùng mà còn cho doanh nghiệp sở hữu thiết bị IoT.
Thiệt hại tài chính và uy tín:
Tấn công DdoS (Distributed Denial of Service) là một hình thức tấn công phổ biến khiến hệ thống IoT không thể hoạt động bình thường.
Trong tấn công DdoS, kẻ tấn công sẽ gửi một lượng lớn yêu cầu truy cập đến thiết bị IoT, làm quá tải hệ thống và gây ra sự chậm trễ hoặc ngừng hoạt động hoàn toàn.
Hậu quả của tấn công DdoS là người dùng không thể sử dụng được thiết bị IoT và doanh nghiệp không thể cung cấp dịch vụ cho khách hàng.
Điều này có thể gây tổn hại về mặt tài chính và uy tín cho doanh nghiệp.
Mạng nội bộ bị xâm nhập:
Khi một thiết bị IoT bị xâm nhập trái phép, kẻ xâm nhập có thể sử dụng nó làm cửa sau để tiếp cận vào mạng nội bộ của người dùng hoặc doanh nghiệp.
Họ có thể lợi dụng điều này để thu nhập thông tin quan trọng từ các thiết bị khác trong mạng hoặc thậm chí tiến hành các cuộc tấn công khác nhau như lừa đảo email, truy cập vào dữ liệu quan trọng hoặc tạo ra chương trình mã độc.
Hậu quả là nguy cơ mất dữ liệu, sự riêng tư bị xâm phạm và tổn thương uy tín từ của doanh nghiệp.
Giải pháp bảo mật
Nhận thấy được các nguy cơ về lỗ hổng bảo mật trên, các công ty công nghệ đã cho ra đời nhiều giải pháp bảo mật IoT khác nhau. Hoặc linh hoạt kết hợp với các công nghệ khác nhau để tăng cường kiểm soát, hạn chế việc tấn công.
Sử dụng công nghệ SD – Branch
Giải pháp SD Branch từ Fortinet giúp doanh nghiệp bảo mật tốt hệ thống các thiết bị IoT như máy in, camera, cửa từ, … khi được liên kết với nhau và liên kết với hệ thống mạng. Bảo mật IoT trong trường hợp này ở trạng thái rộng hơn là bảo mật hệ thống Data Information Security và các ứng dụng cloud. Với SD branch, một hệ thống sẽ kiểm soát và quản lý các truy cập người dùng khi truy cập vào hệ thống mạng của doanh nghiệp chặt chẽ. Vì vậy mà việc kiểm soát kết nối và hoạt động của các thiết bị IoT cũng trở nên đơn giản và đảm bảo an toàn cho dữ liệu của doanh nghiệp.
Hạn chế sự kết nối với nền tảng đám mây
Nền tảng đám mây tuy đem lại nhiều thuận lợi về không gian lưu trữ, thuận tiện cho doanh nghiệp khi sử dụng dữ liệu. Tuy nhiên, chúng xuất hiện nhiều lỗ hổng bảo mật hơn bao giờ hết khi nền tảng này hoạt động trên không gian mạng ảo.
Các thiết bị IoT được liên kết trên đám mây sẽ tạo ra nhiều nguy cơ và lỗ hổng tấn công nếu như không có giải pháp bảo mật phù hợp. Vì vậy, nếu hệ thống bảo mật của doanh nghiệp chưa có các giải pháp an ninh thì cần hạn chế kết nối các thiết bị IoT với nền tảng cloud này.
Sử dụng kết hợp AI để tăng tính bảo mật
IoT kết hợp cùng công nghệ AI sẽ tạo ra hệ thống AIoT giúp tạo ra nhiều giá trị trong quá trình hoạt động cũng như trao đổi dữ liệu trong hệ thống.
Với sự kết hợp này, hệ thống xử lý dữ liệu đám mây sẽ được đẩy sang cho từng thiết bị riêng rẻ nhằm hạn chế việc sử dụng và kết nối với hệ thống cloud nhằm giảm thiểu các rủi ro bị tấn công.
Bên cạnh đó, các ông lớn công nghệ cũng đang tạo ra những con chip có các tính năng bảo mật cao hơn và an toàn hơn cho công nghệ AIoT này. Hướng phát triển này nhằm áp dụng được công nghệ kết hợp này một cách an toàn nhất vì chúng là một công nghệ hứa hẹn đem lại nhiều lợi ích và thay đổi lớn cho con người trong tương lai.
Như vậy, bảo mật IoT vô cùng cần thiết và quan trọng nếu doanh nghiệp đang áp dụng hệ thống này. Cho dù dùng sử dụng bất kỳ giải pháp nào, các doanh nghiệp nên chú trọng vào vấn đề đảm bảo an toàn cho dữ liệu cũng như việc đảm bảo khả năng hoạt động tốt nhất của hệ thống.
Tương lai của IoT
Các hệ thống thông tin IoT để phục vụ ứng dụng đo lường, điều khiển trực tuyến thiết bị máy móc qua Internet ngày càng phổ biến. Bên cạnh sự phát triển mạnh mẽ của IoT, vấn đề an ninh và bảo mật thông tin ngày càng đóng vai trò quan trọng, nhằm đảm bảo an toàn cho thông tin quan trọng của khách hàng cũng như ngăn chặn việc truy cập điều khiển trái phép thiết bị. Để chống lại các thách thức vốn có của bảo mật IoT, ngoài việc tuân thủ các nguyên tắc chính ở các lớp trong hệ thống, cần tiếp tục tìm kiếm và trao đổi những kỹ thuật bảo mật đơn giản, hiệu quả giúp giảm nguy cơ trong hiện tại và tương lai, đặc biệt là bù đắp cho bản chất thiết kế IoT đa dạng và bảo mật không đầy đủ.